Thời gian
Chuyên Mục
5 kết quả phù hợp với "Lao động di cư"
Lao động di cư chật vật ở thành thị
Hà Nội được biết đến là một đô thị phát triển với nguồn lao động dồi dào; trong đó có cả các lao động di cư. Những vất vả, khó khăn dễ thấy nhất mà lao động di cư nào cũng gặp phải, chính là vấn đề nhà ở, dịch vụ y tế và cơ hội tiếp cận cơ sở giáo dục công lập đối với con cái của họ. Nhưng vì mưu sinh, nhiều người đã chấp nhận những khó khăn đó, đôi khi là chật vật để xoay xở, với mong muốn trụ lại chốn thị thành.
Chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư
Cần sự vào cuộc của các nhà hoạch định chính sách, chính quyền, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và bản thân người lao động di cư, để xây dựng một hệ thống các giải pháp, nhằm hoàn thiện và thúc đẩy chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư trên phạm vi toàn quốc. Đây là nội dung của Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư ở Việt Nam” vừa được tổ chức.
Kể chuyện qua ảnh của những người lao động di cư
(HanoiTV) - Cuộc sống mưu sinh nào cũng nhọc nhằn vất vả, nhưng đối với những người di cư lao động tự do thì vất vả hơn nhiều. Họ không chỉ sinh sống vì kế sinh nhai mà còn đang góp phần kiến tạo nên thành phố. Những góc nhìn cuộc sống của Thủ đô đã được chính họ ghi lại, thể hiện lại bằng những bức ảnh không chuyên, thông qua dự án PhotoVoice - Góc nhìn về Hà Nội qua những người lao động di cư.
Hà Nội những góc nhìn: Tăng cường tiếng nói của lao động di cư
(HanoiTV) - Chương trình “Hà Nội những góc nhìn” phát sóng vào lúc 10h00 - thứ Năm, ngày 9/5/2019, trên kênh 1 - Đài PT-TH Hà Nội, trao đổi, bàn luận về chủ đề: “Tăng cường tiếng nói của lao động di cư”. Chương trình có sự tham gia của ba vị khách mời: Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Light, Trưởng Ban điều hành M.net; Ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó Chủ tịch HĐND xã Hải Bối (huyện Đông Anh); Chị Nguyễn Thị Thu, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội).